Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, thiết kế điện công nghiệp là bước quan trọng để có một không gian nhà xưởng đạt tiêu chuẩn. Hệ thống điện và tủ điện phải đảm bảo được nguồn điện ổn định trong sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết về thiết kế hệ thống điện trong bài viết.
1. Tiêu chuẩn thiết kế điện công nghiệp
1.1 Văn bản quy định
- Doanh nghiệp và đơn vị thi công cần nắm rõ những văn bản quy định về tiêu chuẩn trong thiết kế điện công nghiệp.
- Điều này đảm bảo thi công đúng tiêu chuẩn, đúng quy định của cơ quan quản lý.
Dưới đây là một số những văn bản quy định:
- TCVN 7922: 2008 về Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ.
- Tiêu chuẩn xây dựng – TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.
- Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006 Quy phạm thiết bị điện.
- TCVN 3715:82 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV- Yêu cầu kỹ thuật.
1.2 Một số quy định trong tiêu chuẩn
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 27:1991 quy định:
- Các thiết bị điện cần phải có điện áp không lớn hơn 220V.
- Đối với thiết bị điện áp sử dụng điện lưới 220v/110V sẽ phải chuyển sang điện áp lưới 380v/220V.
Theo tiêu chuẩn 11TCN – 18/19/20/21-2006 về Quy phạm thiết bị điện:
- Đối với các thiết bị điện được lắp đặt trong nhà cần được bảo vệ, lắp kín nhằm chống tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo an toàn.
- Đối với các thiết bị lắp ngoài trời cần được che chắn, có vỏ bọc để chống tiếp xúc trực tiếp, ngăn tác động từ môi trường.
2. Quy trình thiết kế hệ thống điện công nghiệp
2.1 Cách tính toán thiết kế tủ điện
- Người thiết kế cần nắm được kỹ thuật tính toán và thiết kế tủ điện để đảm bảo thi công lắp đặt chính xác, đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Các bước cần thực hiện khi tiến hành tính toán:
- Người thiết kế cần xác định đúng diện tích của khu vực cần thi công để tính toàn số lượng và công suất của thiết bị, quy mô hệ thống.
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các loại thiết bị trong từng vị trí. Đối với nơi sử dụng máy công suất lớn sẽ cần tính và chọn dây có diện tích phù hợp, aptomat để chống quá tải, rò điện.
- Công thức chung tính công suất thiết bị để lên thiết kế chính xác.
- Dòng điện I: I= P/U
- Trong đó:
- I là dòng điện cần tính.
- P là công suất của từng thiết bị hoặc tổng của một phòng cũng có thể một tầng.
- U là là mức điện áp sử dụng. Lưu ý với các loại máy 1 pha sử dụng dòng điện 220V, máy 3 pha sử dụng dòng điện 380V.
- Cos(φ): chính là hệ số công suất, trung bình 0.8.
- Sử dụng các automart nhánh để lắp đặt gần với thiết bị.
- Điều này giúp automart tự động ngắt thiết bị đang hoạt động khi xả ra sự cố.
2.2 Thiết kế mạch điện công nghiệp
- Bước 1: Kiểm tra, xác định những yếu tố: loại công nghệ của tủ điện là tủ có khả năng chiếu sáng; hay tủ phân phối; tủ ATS,…
- Bước 2: Kiểm tra và lựa chọn các thiết bị theo bản vẽ như đóng cắt, thiết bị điều khiển, đo lường,… thông qua nguyên lý hoạt động của tủ về mạch động lực hay mạch điều khiển.
- Bước 3: Tiến hành thiết kế tủ điện công nghiệp theo đúng sơ đồ mạch.
2.3 Phần mềm thiết kế điện công nghiệp
- Phần mềm thiết kế hiện đại được sử dụng thay thế việc thiết kế bản vẽ trên giấy.
Lợi ích của các phần mềm thiết kế điện
- Đảm bảo tính chính xác cao.
- Thiết kế nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho người dùng.
- Tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
5 phần mềm thiết kế điện công nghiệp phổ biến nhất
Altium Designer
- Phần mềm thiết kế dạng 3D hiện đại nhất, mô phỏng theo bảng mạch chân thực.
- Phần mềm được đánh giá sử dụng đơn giản.
Proteus Design
- Hệ điều hành đa dạng với 8 gói thiết kế khác nhau.
- Phần mềm có 800 vi mạch giúp người thiết kế có thể mô phỏng mạch điện công nghiệp trực quan nhất.
Orcad
- Đây là phần mềm được đánh giá dễ sử dụng nhất, được ưa chuộng để thiết kế các mạch điện trong công nghiệp.
- Mang đến tính chính xác cao, có khả năng thử chạy chương trình, sửa lỗi nhanh chóng.
Phần mềm Sprint Layout
- Đây là phần mềm cũng được sử dụng phổ biến với ưu điểm thiết kế 2 lớp với đa dạng tính năng.
- Dung lượng của phần mềm nhỏ gọn nhưng vẫn có bo mạch, công suất, các chức năng của mạch điện.
Phần mềm Eagle
- Eagle là phần mềm sử dụng mã nguồn mở cho yêu cầu thiết kế điện công nghiệp.
- Tính năng thiết kế mạch dễ dàng, tiết kiệm thời gian.
2.4 Bản vẽ tủ điện công nghiệp
2.5 Thi công điện công nghiệp
Bước 1 Chuẩn bị
- Những loại thiết bị được sử dụng trong hệ thống: động cơ, máy gia nhiệt, máy làm lạnh.
- Đường dây là loại dây điện nào: dây tải điện 3 pha, 1 pha, thiết kế cáp ngầm hoặc nổi.
- Tủ điện công nghiệp tự động.
- Sử dụng phương pháp bảo vệ thiết bị bằng rơ le
- Các thiết bị cần lắp đặt như đèn báo, chuộng keo.
- Đóng mở bằng các thiết bị hư aptomat, khởi động tử hay cầu dao.
Bước 2 Khảo sát
- Khảo sát, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của khách về hệ thống điện công nghiệp.
Bước 3 Tiến hành thiết kế
- Tiến hành thiết kế hệ thống từ lên bảng thiết bị, bảng giá, kỹ thuật hệ thống.
- Thiết kế trên phần mềm tạo thành sơ đồ lắp đặt hoàn chỉnh.
Bước 4 Thi công
- Tiến hành thi công hệ thống điện theo bản vẽ hệ thống để lắp đặt.
- Kết nối hệ thống điện từ tủ điện công nghiệp tới hệ thống đèn led chiếu sáng.
- Quá trình đấu nối phải được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật có kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn.
- Tất cả quá trình thi công phải đảm bảo: an toàn – chính xác – tiện lợi.
Bước 5 Hoàn thành và kiểm tra
- Hoạt động thử nghiệm, nghiệm thu, chuyển giao hệ thống điện.
- Hướng dẫn sử dụng vào bảo quản.
Trên đây là những thông tin về quy trình thiết kế điện công nghiệp cho nhà máy, nhà xưởng. Các doanh nghiệp và người thiết kế có thể tham khảo thêm để thiết kế và thi công hệ thống điện an toàn và đạt tiêu chuẩn quy định. Liên hệ Hotline: 0913298802 để được tư vấn chi tiết thi công điện